Bệnh khô miệng?
Nhiều người cho rằng bệnh khô miệng là biểu hiện bình thường của tuổi tác và chỉ ảnh hưởng tới người già. Tuy nhiên, thực ra bệnh khô miệng không phải là biểu hiện bình thường của tuổi tác và có thể ảnh hưởng tới tất cả các lứa tuổi.
Nhiều người chỉ bị khô miệng một lần trong khi những người khác lại bị liên tục dù là họ đang tức giận, lo lắng hoặc căng thẳng.
Theo Hiệp hội Răng miệng Mỹ (ADA), khoảng 10% dân số mắc chứng khô miệng thường xuyên và khô miệng trở thành một trong những yếu tố khiến các bệnh về
sức khỏe răng miệng phát triển nhanh nhất.
Khô miệng là tình trạng không có đủ nước bọt để giữ miệng ẩm ướt. Khô miệng có thể gây ra những khó khăn khi nói chuyện, nuốt, nhai, nếm và đeo răng giả. Và rồi sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh khô miệng?
Khô miệng xảy ra khi các tuyến tạo nước bọt hoạt động không đúng, do đó không có đủ nước bọt để giữ miệng ẩm ướt. Một số nguyên nhân khiến các tuyến nước bọt không hoạt động đúng là:
- Có hơn 400 thuốc có thể khiến các tuyến nước bọt tạo ít nước bọt và gây khô miệng như một tác dụng phụ, đặc biệt là những người dùng thuốc điều trị các chứng huyết áp cao và suy nhược.
- Một nguyên nhân khác gây ra chứng khô miệng đó là khi mắc các bệnh như tiêu chảy, bệnh Parkinson, HIV/AIDS, viêm khớp và hội chứng Sjogren.
- Khô miệng có thể bị gaya ra bởi hóa học trị liệu, điều trị phóng xạ hoặc bị thương ở đầu hoặc cổ. Các chấn thương ở đầu hoặc cổ có thể tác động tới các dây thần kinh điều khiển các tuyến nước bọt.
Điều trị chứng khô miệng như thế nào?
Nếu bị khô miệng do thuốc,
nha sĩ của bạn có thể xác định nguyên nhận và thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Với những trường hợp nặng, phải điều trị bằng các loại thuốc tăng lượng nước bọt. Tuy nhiên, những loại thuốc này luôn có tác dụng phụ và cần phải cân nhắc trước khi dùng.
Ngoài ra, một số chất có thể thay thế nước bọt hoặc tạo nước bọt nhân tạo cũng được sử dụng để giữ cho miệng ẩm. Đó là các sản phẩm như kẹo cao su, chất keo, hoặc nước súc miệng.
Thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn giải quyết bệnh
khô miệng
- Tránh dùng chất caffein, đồ uống có cồn và
hút thuốc, tất cả những chất này đều gây khô miệng.
- Uống nước cả ngày.
- Ăn kẹo hoặc
kẹo cao su không đường để kích thích các tuyến nước bọt.
- Sự dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong nhà, đặc biệt là vào ban đêm.
- Sử dụng keo dính để giữ hàm răng giả.
- Chăm sóc và giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng hàng ngày, dùng thuốc đánh răng có chất fluoride, hạn chế ăn đồ ngọt và nên đến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên.
Trên đây là những chia sẻ của
Nha khoa KIM về Bệnh hôi miệng, nếu bạn còn thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét